Chân tường bị thấm đang là nỗi lo lắng lớn của hầu hết mọi gia đình, đặc biệt vào mùa mưa. Chân tường bị thấm sẽ khiến ngôi nhà của quý khách mất thẩm mỹ, ẩm mốc gây bệnh, gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì vậy, giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả là điều ai cũng muốn.
Vậy chống thấm tường như thế nào là đúng cách để kéo dài tuổi thọ của công trình? Và kinh nghiệm chống thấm chân tường hiệu quả nhất hiện nay là gì? Hãy cùng XD Quang Minh theo dõi bài viết dưới đây về biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả nhé!
Chân tường bị thấm do đâu?
Trước khi tìm được giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả thì quý gia chủ cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra thấm chân tường của ngôi nhà mình là do đâu. Từ đó, quý khách sẽ có biện pháp tốt nhất cho ngôi nhà.
Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chân tường nhà bị thấm nước, ẩm mốc. Trong đó, những nguyên nhân cơ bản nhất gồm có:
Bị ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng gốc: Vật liệu xây dựng như vữa, xi măng hoặc gạch có khả năng hấp thụ nước lớn. Sau thời gian dài sử dụng, nước thường ngấm vào vật liệu. Một phần nước được hút theo mạch lan trên tường.
Phần còn lại thường bị đóng và thấm vào chân tường do bị ảnh hưởng bởi vật liệu gốc thường xảy ra ở nơi có độ ẩm cao.
Khi xây dựng, lượng xi măng dùng để thi công không đủ: Trong quá trình thi công và kỹ thuật thi công không đạt: điều này dẫn đến chân tường có nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.
Không áp dụng các biện pháp chống thấm từ đầu: Một phần do chủ nhà muốn tiết kiệm chi phí, chủ thầu bỏ qua phần chống chấm hoặc thi công chống thấm chân tường không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Một số biện pháp chống thấm được sử dụng nhiều
Chống thấm chân tường bằng cách ốp gạch chân tường
Ốp ghạch chân tường là biện pháp chống thấm chân tường được nhiều quý khách hàng lựa chọn và yêu thích. Bởi đây là biện pháp không chỉ chống thấm hiệu quả mà còn là điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn trở nên sạch sẽ và sang trọng hơn.
Đục chân tường rót vữa vào tạo dầm cách ẩm
Dầm cách ẩm được tạo thành bằng cách đục rồi rót vữa tự chảy vào chân tường
Dầm cách ẩm có tác dụng chống thấm nhiều hơn ốp gạch hoặc giấy dán tường. Hạn chế của phương pháp này dễ gây ra hiện tượng sụt gãy chân tường. Về lâu dài, có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu của ngôi nhà
Chống thấm chân tường bằng xi măng – vữa trộn xi măng
Với cách chống thấm này, người thợ cần đục một lớp vữa sát chân tường. Tiếp theo người ta sẽ quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng rồi chát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm. Nhưng phương pháp này không đem lại hiệu quả tuyệt đối. Vì đôi khi nước vẫn có thể thấm qua mao mạch gây ra hiện tượng thấm ngược.
Giải pháp chống thấm chân tường kỹ thuật cao
Để khắc phục những nhược điểm của các phương pháp chống thấm chân tường truyền thống, giải pháp kỹ thuật cao ra đời như:
Chống thấm chân tường bằng dung dịch chống thấm water seal DPC. Đây là hóa chất chống thấm có dạng tinh thể thẩm thấu. Thuộc nhóm keo chống thấm chân tường nhà. Các chất hóa học trong Water Seal DPC sẽ thấm sâu vào gạch, bê tông …. rồi tạo ra gel bịt kín những lỗ rỗng hình thành trong quá trình thi công bằng vữa xi măng bằng phản ứng silicon.
Việc “vá” các lỗ rỗng có tác dụng cách ẩm và ngăn hơi nước trong cách mao mạch tường thấm qua chân tường.
Quy trình thực hiện chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC như sau:
Bước 1: Đục vữa chân tường cần thi công chống thấm
Đục lớp vữa bên ngoài chân tường ( khoảng 30cm đến 40cm tùy công trình ). Chú ý không tác động đến gạch cốt bên trong.
Bước 2: Tạo phễu trong chân tường để rót hóa chất
Sử dụng máy khoan để khoan một lỗ cách nền chân tường 15cm đến 20cm, nghiêng 45 độ. Như sau:
Khoan sâu 11cm với tường dày khoảng 10cm
Khoan 2 mũi với tường dày 20cm. Trong đó, một mũi nghiêng 45 độ, sâu 10cm từ hàng gạch dưới lên. Mũi thứ 2 khoan xâu 22cm.
Bước 3: Làm sạch chân tường
Thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất bằng máy thổi bụi. Sau đó, phun một ít nước vào lỗ đã khoan. Tiếp theo, cần đặt ống dẫn dung dịch hóa chất vào các lỗ khoan. Chuẩn bị sẵn vữa để bịt kín miệng lỗ khoan ngay sau khi rót hóa chất, tránh xảy ra hiện tượng không có sẵn vữa khiến dung dịch bị chảy ra ngoài.
Bước 4: Rót sika chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan
Mỗi lần rót dung dịch thì dừng lại. Về cơ bản, tường dày 10cm cần khoảng 1.5 lít dung dịch/m tường. Tường đôi dày 20cm cần khoảng 2.5 lít đến 3 lít dung dịch/m tường.
Bước 5: Trát lỗ khoan
Trộn vữa trát lỗ khoan bằng xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỉ lệ 1:3:4:1 ( Tức là 1 phần xi măng, 3 phần cát, 4 lít nước và 1 lít Water Seal DPC. Dùng vữa đã trộn để đáp ứng các lỗ khoan
Để chống thấm chân tường hiệu quả cần phải làm gì?
Để chống thấm chân tường đạt hiệu quả cao nhất, quý khách cần lưu ý những điều sau:
- Bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ
- Cần đảm bảo vật liệu chống thấm kết dính với bề mặt tốt nhất
- Dùng nilon, bao che lại để tránh tình trạng kho quá nhanh chất chống thấm
- Nếu có tình trạng rò rỉ, xử dụng ngay keo chất chống thấm để khắc phục
- Một số vật liệu thường được sử dụng để thi công chống thấm ngược
- Một số vật liệu thi công cho chống thấm tốt
Trên dây là những giải pháp xử lý chống thấm tường cực hiệu quả mà XD Quang Minh đúc kết ra được sau nhiều năm thi công sửa chữa cũng như xây dựng nhà mới muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng qua bài viết này có để giúp quý khách hàng khắc phục được tình trạng thấm chân tường cho ngôi nhà của mình.
Nếu còn gì thắc mắc hoặc cần tư vấn về xây nhà, sửa chữa và thiết kế nhà, quý khách hãy gọi ngay cho XD Quang Minh qua Hotline để được Kiến trúc sư tư vấn chi tiết nhấtl.